1. Tham ô là gì? Tham ô là hành vi chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, hoặc công dân của người có chức vụ, quyền hạn thành tài sản riêng của mình. Tham ô trong luật hình sự là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình quản lí thành tài sản riêng. Chủ thể của hành vi tham ô tài sản thường là những người có trách nhiệm quản lí tài sản. Họ phải là người có chức vụ hoặc được giao quản lí một khối tài sản nhất định. Do đặc thù vị trí công việc, nên họ đã dễ dàng biến tài sản của người khác (cơ quan, tổ chức hoặc của công dân) do mình quản lí (có thể quản lí trực tiếp hoặc gián tiếp) thành tài sản riêng của mình. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lí cấu thành tội phạm tham ô khi có một trong các dấu hiệu: 1) Giá trị tài sản bị chiếm đoạt trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; 3) Đã bị xử lí kỉ luật về hành vi này mà còn vi phạm: là trường hợp người phạm tội trước đó đã tham ô tài sản có giá trị dưới hai triệu đồng và đã bị xử lí bằng một trong các hình thức kỉ luật theo đúng quy định của người, cơ quan có thẩm quyền, chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị kỉ luật, nay lại có hành vi tham ô tài sản có giá trị dưới hai triệu đồng; 4) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII Bộ luật hình sự năm 2015, chưa được xoá án tích mà còn vì phạm: là trường hợp người phạm tội tham ô tài sản trước khi thực hiện tội phạm này họ đã phạm một trong các tội được quy định tại các điều từ Điều 354 đến Điều 359 Bộ luật hình sự, họ đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà tiếp tục tham ô tài sản có giá trị dưới hai triệu đồng. 2. Phân tích cấu thành tội phạm tham ô trong luật hình sự 2.1. Về chủ thể Chủ thể của Tội tham ô tài sản là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước, từ đủ 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 12, Điều 21 BLHS năm 2015). Đối với Tội tham ô tài sản các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm là các dấu hiệu quan trọng nhất để xác định hành vi phạm tội. Sự khác nhau giữa Tội tham ô tài sản với các tội phạm khác có tính chất chiếm đoạt cũng chính là sự khác nhau về các dấu hiệu chủ thể của tội phạm. Chủ thể của Tội tham ô tài sản phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ như: Độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các điều 12, 21 BLHS năm 2015. 2.2. Về hành vi Có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Đối tượng chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, của các tổ chức chính trị – xã hội và tổ chức kinh tế của Nhà nước. luật sư bào chữa giỏi Hành vi phạm tội tham ô trước hết phải là hành vi chiếm đoạt. Đối tượng của hành vi chiếm đoạt là những tài sản mà người phạm tội được giao quản lí. Người phạm tội đã lợi dụng trách nhiệm quản lí tài sản được giao, chiếm đoạt tài sản mà mình đang quản lí. Thủ đoạn lợi dụng trách nhiệm quản lí tài sản này có thể khác nhau nhưng thực chất đều là sử dụng chức vụ quyền hạn được giao như điều kiện, phương tiện để có thể dễ dàng biến tài sản được giao thành tài sản của mình. – Hành vi khách quan: hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lí bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ quyền hạn. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lí cấu thành tội tham ô khi có một trong những dấu hiệu sau: + Giá trị tài sản chiếm đoạt từ hai triệu đồng trở lên; + Đã bị xử lí kỉ luật về hành vi này mà còn vi phạm; + Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII Bộ luật hình sự năm 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm 2.3. Về Khách thể của tội phạm Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế của nhà nước và xâm phạm quyền sở hữu tài sản của cơ quan tổ chức nêu trên. 2.4. Về mặt chủ quan Tội tham ô tài sản cũng là tội phạm có tính chất chiếm đoạt nên cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt khác, người phạm tội thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp, tức là, “người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra” (khoản 1 Điều 10 BLHS năm 2015); không có trường hợp tham ô tài sản nào được thực hiện do cố ý gián tiếp, vì người phạm tội này bao giờ cũng mong muốn chiếm đoạt được tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. 10. Dịch vụ Luật sư tư vấn, bào chữa cho khách hàng về tội tham ô tài sản Sau khi tìm hiểu những dấu hiệu pháp lý liên quan đến tội tham ô tài sản, nếu Quý khách nhận thấy hành vi của mình có những dấu hiệu trên mời Quý khách tham khảo “Dịch vụ Luật sư tư vấn, bào chữa cho thân chủ trong vụ án hình sự về tội tham ô tài sản”: 10.1. Nội dung công việc Khi Quý khách kết nối với Luật Tia Sáng, Quý khách sẽ được cung cấp dịch vụ Luật sư tư vấn, đại diện bảo vệ với các nội dung cụ thể sau đây: Nhận tư vấn định hướng miễn phí: Luật Tia Sáng phân tích các quy định của pháp luật về tội tham ô tài sản, phân tích sơ bộ về vụ việc, chỉ ra những quyền lợi mà Quý khách sẽ được bảo vệ; đề xuất hướng giải quyết có lợi cho khách hàng. Nhận tư vấn chuyên sâu: Luật Tia Sáng sẽ phân tích pháp lý, đưa ra các phương án giải quyết vấn đề, chỉ ra các tình tiết giảm nhẹ tội có lợi cho Quý khách đồng thời phân tích chặt chẽ ưu điểm - nhược điểm của từng phương án đó. Điều này giúp Quý khách có cái nhìn tổng thể và khách quan nhất về kết quả dự kiến đạt được. Quý khách sẽ được chủ động lựa chọn, quyết định phương án giải quyết vụ việc. Luật Tia Sáng xây dựng, soạn thảo đầy đủ hồ sơ, văn bản để trình bày, tranh tụng, bảo vệ quyền lợi cho Quý khách theo quy định pháp luật. Luật Tia Sáng đại diện Quý khách đi nộp hồ sơ, nhận văn bản, làm việc với các bên thứ ba như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án … 10.2. Các gói dịch vụ Dựa trên nhu cầu, Quý khách có thể lựa chọn 1 trong 3 gói dịch vụ như sau: Gói 1: Luật sư tư vấn, nhận định vụ việc, vấn đề pháp lý mà Quý khách đang gặp phải (Quý khách sẽ được Luật sư tư vấn về trình tự tố tụng, thời hạn tố tụng, thẩm quyền tố tụng, ưu – nhược điểm các phương án giải quyết theo quy định của pháp luật…) Gói 2: Luật sư tư vấn và xây dựng, soạn thảo hồ sơ: Quý khách sẽ được Luật sư tư vấn về trình tự tố tụng, thời hạn tố tụng, thẩm quyền tố tụng, ưu – nhược điểm các phương án giải quyết theo quy định của pháp luật; các tình tiết có lợi, bất lợi cho Quý khách, định hướng và soạn thảo các đơn thư để bảo vệ tốt nhất lợi ích của Quý khách. Gói 3: Luật sư tư vấn, bảo vệ và đại diện Quý khách thực hiện toàn bộ công việc: Quý khách sẽ được Luật sư đại diện toàn bộ quá trình thực hiện tố tụng để làm việc, bảo vệ quyền và lợi ích của Quý khách trước các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và các cơ quan khác. Ghi chú: Với những công việc bắt buộc phải có sự hiện diện của Quý khách theo luật định, luật Tia Sáng sẽ cử nhân sự đồng hành cùng Quý khách. 10.3. Cách thức kết nối – Cách 1: Tư vấn trực tiếp: Khách hàng có thể tới trực tiếp văn phòng để nhận được sự tư vấn từ các luật sư nhiều kinh nghiệm. Đồng thời, chúng tôi còn cử luật sư tới tận địa chỉ của khách hàng để tư vấn theo yêu cầu. – Cách 2: Tư vấn qua mạng Internet: Khách hàng có thể gửi thư yêu cầu tư vấn qua địa chỉ email: tiasanglaw@gmail.com, hoặc website: https://tiasanglaw.com/ các luật sư sẽ tiến hành nghiên cứu và gửi bản tư vấn lại cho khách hàng. – Cách 3: Tư vấn qua điện thoại: Khách hàng có thể gọi tới Hotline: 0989.072.079 hoặc 0906.219.287 để nhận được giải đáp mọi thắc mắc từ luật sư của luật Tia Sáng. Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Tia Sáng về vấn đề liên quan đến bào chữa cho thân chủ trong vụ án hình sự về tội tham ô trong luật hình sự. Nếu có bất kỳ thắc mắc xin hãy liên lạc với chúng tôi theo số hotline 0989.072.079 hoặc 0906.219.287. Trân trọng cảm ơn Quý khách đã quan tâm và tin dùng dịch vụ pháp lý của luật Tia Sáng. 11. Thông tin liên hệ Công ty Luật TNHH MTV TIA SÁNG Địa chỉ: Phòng 2.3, tầng 2 tòa nhà Indochina. Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Q.1, TP. HCM Phone: 0989.072.079 | 0906.219.287 Email: tiasanglaw@gmail.com